thachdt

HOT

Post Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

TDR Tutorial

tháng 7 19, 2020 0
TDR Tutorial - Introduction to Time Domain Reflectometry
An Introduction to Time Domain Reflectometers
Time Domain Reflectometers have been around for many years and remain the fastest, most accurate way to pinpoint cabling problems.
Historically, the TDR has been reserved for only large companies and high level engineers. This was due to the complexity of operation and high cost of the instruments. The TDR has been greatly under utilized.
Riser-Bond Instruments recognized these shortcomings and developed the first "little TDR" in the early 1980s. The simplified digital TDR has now become a standard tool for the first level technician. Riser-Bond Instruments' complete product line has been permeated by the concept that test equipment should be simple, accurate, user-friendly, rugged, and high value for the cost.
Due to advances in today's technology, the operation and interpretation of a TDR have been greatly simplified. Because of its ability to identify cable problems, the TDR is now rapidly regaining popularity throughout communications industries.
If a cable is metal and it has at least two conductors, it can be tested by a TDR. TDRs will troubleshoot and measure all types of twisted pair and coaxial cables, both aerial and underground.
TDRs are used to locate and identify faults in all types of metallic paired cable. TDRs can locate major or minor cabling problems including; sheath faults, broken conductors, water damage, loose connectors, crimps, cuts, smashed cables, shorted conductors, system components, and a variety of other fault conditions. In addition, TDRs can be used to test reels of cable for shipping damage, cable shortages, cable usage, and inventory management.
The speed and accuracy of the time domain reflectometer makes it today's preferred method of cable fault location. Although today's instruments are more user friendly, a good understanding of the basic principles and applications of a TDR is essential to successful troubleshooting. Like all new equipment, getting to know the instrument and its operation makes the TDR a more valuable tool.

Principles of Operation
The TDR works on the same principle as radar. A pulse of energy is transmitted down a cable. When that pulse reaches the end of the cable, or a fault along the cable, part or all of the pulse energy is reflected back to the instrument.
The TDR measures the time it takes for the signal to travel down the cable, see the problem, and reflect back. The TDR then converts this time to distance and displays the information as a waveform and/or distance reading.

TYPES OF TDRs
There are two ways a TDR can display the information it receives. The first and more traditional method is to display the actual waveform or "signature" of the cable. The display, which is either a CRT or an LCD, will display the outgoing (transmitted) pulse generated by the TDR and any reflections which are caused by impedance discontinuities along the length of the cable.
The second type of display is simply a numeric readout which supplies the distance indication in feet or meters to the first major reflection caused by an impedance change or discontinuity. Some instruments also display if the fault is an OPEN or SHORT indicating a HIGH IMPEDANCE change or a LOW IMPEDANCE change respectively.
Traditional Waveform TDRs supply more information than do the digital numeric versions. However, the simplified digital models are less expensive and easier to operate. Costing only a fraction of a traditional TDR, many simplified digital TDRs are just as accurate and can locate most major cable faults.

IMPEDANCE
Any time two metallic conductors are placed close together, they form a cable impedance. A TDR looks for a change in impedance which can be caused by a variety of circumstances, including cable damage, water ingress, change in cable type, improper installation, and even manufacturing flaws.
The insulating material that keeps the conductors separated is called the cable dielectric. The impedance of the cable is determined by the spacing of the conductors from each other and the type of dielectric used.
Cable
If the conductors are manufactured with exact spacing and the dielectric is exactly constant, then the cable will be constant. If the conductors are randomly spaced or the dielectric changes along the cable, then the impedance will also vary along the cable.
A TDR sends electrical pulses down the cable and samples the reflected energy. Any impedance change will cause some energy to reflect back toward the TDR and will be displayed. How much the impedance changes determines the amplitude of the reflection.
Cable

PULSE WIDTHS
Many TDRs have selectable pulse width settings. The larger the pulse width, the more energy is transmitted and therefore the further the signal will travel down the cable. Pulse widths may include 2 nsec, 10 nsec, 100 nsec, 1000 nsec, 2000 nsec, and 4000 nsec. A TDR may contain only one or all of the pulse width settings.
NOTE: Even when testing very long lengths of cable, always start the fault finding procedure in the shortest pulse width available, as the fault may be only a short distance away. If the fault is not located, switch to the next larger pulse width and retest. Keep switching to the next larger pulse until the fault is located.
Sometimes larger pulse widths are helpful even for locating faults that are relatively dose. If the fault is very small, the signal strength of a small pulse may not be enough to travel down the cable, " see" the fault, and travel back. The attenuation of the cable combined with the small reflection of the partial fault can make it difficult to detect. A larger pulse width would transmit more energy down the cable, making it easier to see the small fault.

BLIND SPOTS
The pulse generated by the TDR takes a certain amount of time and thus distance to launch. This distance is known as the blind spot. The length of the blind spot varies with the pulse width. The larger the pulse width, the larger the blind spot.
It is more difficult to locate a fault contained within the blind spot. If a fault is suspected within the first few feet of cable, it is advisable to add a length of cable between the TDR and the cable being tested. Any faults that may have been hidden in the blind spot can now easily be located. When adding a length of cable to eliminate the blind spot, remember the TDR is also reading the length of this jumper cable. The length of the jumper must be subtracted from the cable when measuring from the point of connection.
It is best if the jumper cable is the same impedance as the cable under test. The quality of the connection is an important factor regardless of the type of connection or jumper being used.

VELOCITY OF PROPAGATION (VOP)
The TDR is an extremely accurate instrument. However, variables in the cable itself sometimes cause errors in distance measurements. One way to minimize error is to use the correct Velocity of Propagation (VOP) of the cable under test. The VOP is a specification of the cable indicating the speed at which a signal travels down the cable. Different cables have different VOPs. In order to assure the most accurate distance measurements, the cable VOP must be determined.
VOP Defined: The speed of light in a vacuum is 186,400 miles per second. This speed is represented by the number 1 (100%). All other signals are slower. A cable with a VOP of .85 would transmit a signal at 85% of the speed of light. A twisted pair cable, which typically has a lower VOP (such as .65), can transmit a signal at 65% of the speed of light.
The VOP number of a cable is determined by the dielectric material that separates the two conductors . In a coaxial cable, the foam separating the center conductor and the outer sheath is the material determining the VOP. In twisted pair, the VOP number is determined by the spacing between the plastic.
Knowing the VOP of a cable is the most important factor when using a TDR for fault finding. By entering the correct VOP, the instrument is calibrated to the particular cable. Typically, the VOP of the cable under test will be listed in the cable manufacturer's catalog or specification sheet. If not, simply measure a length of good cable (no faults) and change the TDR's VOP setting until the display shows the same distance reading as the measured length. The VOP of a cable can change with temperature and age. It can also vary from one manufacturing run to another. Even new cable can vary as much as +/- 3%.
One might think the variations in VOP would make it almost impossible to locate a fault accurately. Fortunately, there are ways to minimize the error in the VOP when testing a faulted cable, resulting in very accurate distance measurements. These techniques do not work when testing or measuring good (no fault) cable.
The most common technique used to reduce VOP error is to test the faulty cable from both ends. The procedure is as follows:
Determine the path of the cable. With a Measuring wheel or tape, measure the exact length of the cable being tested. Set the VOP according to the manufacturers specifications, test the cable from one end, and record the distance reading. Next, using the same VOP setting, test from the opposite end of the cable and record. If the sum of the readings is the exact length of the cable that was measured, the VOP is correct and the fault has been located.
If the sum of the two readings is more than the measured distance, reduce the VOP setting and re-test. If the sum of the two readings is less than the measured distance, increase the VOP setting. In this case, the operator must also consider the possibility of two faults.
The same result can be obtained mathematically. Take the actual cable length and divide by the sum of the two TDR readings obtained by the tests from each end . This gives the adjustment factor. Then multiply each of the TDR readings by the adjustment factor. This result will be the corrected length readings.
A partial listing of cable types and their Velocity of Propagation.
CABLE TYPETYPEVOP

TELEPHONE
19 AWGGel-Filled68
22 AWGGel-Filled66
24 AWGGel-Filled62
26 AWGGel-Filled60
19 AWGAIR72
22 AWGAIR67
24 AWGAIR66
26 AWGAIR64
Polyethylene66
Polypropylene66
Teflon69
PIC67
Pulp72

CATV
BeldenFoam78S-82
Solid66
Comm/Scope(F)82
PARA I82
PARA III87
QR88
Times FiberRG-5993
T4,6,10,TR+87
TX, TX1089
Dynafoam90
Trilogy(F)83
7 SERIES88
CapScanFOAMS2
CC SS88
CZ LabsFOAM82
General CableRG-5982
MC293
Scientific AtlantaRG-5981
Trunk87
LAN
UTP 2664
Thinnet66-70
Ethernet77
Token Ring78
Arcnet84
TwinaxialAIR80
Twinaxial71
Appletalk68
IBM
Type 164
Type 266
Type 370
Type 472
Type 576
Type 678
Type 782
Type 884
Type 982
LAND/MOBILE
ANDREW
RADIAXAll79
HELIAX
FHJI-501/4"79
FSJI-501/4"78
FSJ4-50B1/2"81
LDF2-503/8"88
LDF4-50A1/2"80
LDF4-751/2"88
LDF5-50A7/8"89
LDF7-501 5/8"88
FT4-501/2"85
FT5-507/8"89
HJ4-501/2"91
HJ5-507/8"92
HJ5-757/8"90
HJ7-50A1 5/8"92
HJS-50B3"93
HJ11-504"92
HJ9-505"93
CABLEWAVE
FLC12-50J1/2"88
FLC78-50J7/8"88
CABLEFLEX FOAMFCC + FLC
FCC 38-50J3/8"81
FLC 12-50J1/2"88
FLC 78-50J7/8"88
FLC 158-50J1 5/8"88
CABLEWAVEALL88
COAX TRANSMISSION LINE
9202137/8"99
9202141 5/8"99
FLEXWELL HCC
HCC12-50J1/2"91
HCC7S-50J7/8"91
HCC15S-50J1 5/8"95
HCC300-50J3"96
HCC312-50J3 1/2"96
HF41/2CU244 1/2"97
Read More

TDR waveforms

tháng 7 19, 2020 0
TDR Tutorial and Riser Bond TDR Product Review
Waveform Analysis
A great variety of waveforms may be encountered. This is due to the various applications, and electrical and environmental characteristic differences found in the wide variety of cables that exist today. Following are examples of some waveforms which may be encountered when viewing a traditional waveform TDR.

TDR Trace
A reflection with the same polarity indicates a fault with OPEN (high impedance) tendencies. The reflection shown at the second cursor is a COMPLETE OPEN.

TDR Trace
A reflection with the opposite polarity indicates a fault with short (low impedance) tendencies. The reflection shown at the second cursor is a DEAD SHORT.

TDR Trace
The middle reflection at the second cursor is a PARTIAL OPEN followed by a COMPLETE OPEN (end of the cable). The more severe the fault, the larger the reflection will be.

TDR Trace
The middle reflection at the second cursor is a PARTIAL SHORT followed by a COMPLETE OPEN (end of the cable). The more severe the fault, the larger the reflection will be.

TDR Trace
Due to attenuation (cable loss), the reflections caused by each of these equally spaced yet identical taps are progressively smaller. A larger reflection (second cursor) beyond a smaller reflection may indicate an undetermined or faulty tap.

TDR Trace
Two sections of coaxial cable with a barrel connector shown at the second cursor. The amount of reflection caused by the connector is directly proportional to the quality of the connector and connection.

TDR Trace
An unpowered line extender amplifier will cause a major reflection a the amplifier. The TDR signal will stop at the amplifier, but other reflections (ghost images) may appear beyond the amplifier.

TDR Trace
Coaxial taps (both indoor and outdoor) will cause reflections along the waveform. The quality and value of each tap determines the amount of reflection.

TDR Trace
A splitter or directional coupler can be identified although accurate measurements are difficult due to multiple reflections. The second cursor identifies the splitter. The two reflections following are the ends of each of the two segments.

TDR Trace
A high resistance joint or splice will produce an "S" shaped reflection. A high impedance upward reflection will be followed by a lower impedance downward reflection.

TDR Trace
A properly terminated cable will absorb the TDR signal resulting in no reflection. Faults prior to the termination may show up as reflections along the waveform. If a terminator causes a reflection, the termination may be bad.

TDR Trace
Testing through to an antenna usually results in an "S" shaped reflection, although reflections can vary greatly depending on the antenna.

TDR Trace
Testing tower cables with antennas can be challenging due to energy induction from high RF areas shown on this waveform. Stepping through various noise filter settings will result in a "cleaner" waveform.

TDR Trace
A water soaked cable will display a waveform with a downward slope indicating the beginning of the water and an upward rise at the end of the water . Generally, the area in between the two reflections will appear "noisy".

TDR Trace
A wet section of cable is clearly seen on this waveform.

TDR Trace
A bridge tap will appear as a negative or downward reflection followed by a positive reflection (caused by the end of the tap). Due to the multiple reflections, it is difficult to analyze results when testing through multiple taps.

TDR Trace
Crossed or split pairs: On twisted pair cable, a split may appear as an upward or downward reflection. The resplit will appear as a reflection of the opposite polarity.

TDR Trace
A telephone load coil will cause a high impedance upward reflection (similar to a complete open). A TDR signal generally will not test past a load coil.

TDR Trace
A telephone build out capacitor causes a low impedance downward reflection (similar to a short) followed by a smaller positive reflection.

TDR Trace
Mechanical inner-connectors (known as bullets) connecting sections of broadcast transmission lines sometimes burn open causing power outages. These bullets as well as other transmission line faults can be detected by a TDR.

TDR Trace
All types of twisted pair and coaxial LAN systems can be tested with a TDR. It is best to test for discontinuities in the cable if there is no traffic or power present. This waveform shows a section of unpowered cable with four transceivers installed.

TDR Trace
Pulse Waveform 1 - Short Pulse Width
Pulse waveforms 1, 2, and 3 illustrate how only one setting can change the way a waveform appears. All three waveforms are of the same cable. Only the pulse width setting of the instrument has been changed.

TDR Trace
Pulse Waveform 2 - Medium Pulse Width
The width of the output pulse is also referred to as the blind spot or dead zone. It is more difficult to "see" a fault when it is contained within the blind spot.

TDR Trace
Pulse Waveform 3 - Long Pulse Width
The larger the pulse width, the longer the blind spot. Note how the output pulse, and thus the blind spot, is progressively larger in samples 1, 2, and 3.
Read More

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Phương pháp cho ăn bằng máy trong nuôi tôm tự động

tháng 10 17, 2019 0

Trong những năm gần đây, những ao nuôi nền đất và phương pháp cho ăn bằng tay, không thuận tiện trong việc quản lý và kiểm soát lượng thức ăn đã được nhiều người nuôi nâng cấp thành ao nuôi lót bạt, kết hợp hệ thống cung cấp ôxy và hệ thống xi phông cải tiến, giúp việc quản lý chất lượng nước, kiểm soát dịch bệnh trở nên dễ dàng hơn với người nuôi tôm.


Các lợi ích của máy nuôi tôm cho ăn tự động
- Cung cấp thức ăn mới thường xuyên, đáp ứng liên tục nhu cầu của tôm, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng
- Hạn chế lượng thức ăn dư thừa, cải thiện hệ số FCR và giúp duy trì chất lượng nước tốt
- Nâng cao năng suất lao động. Khi tôm được cho ăn bằng máy, một công nhân có thể chăm sóc 2 - 3 ao
- Giảm thời gian cho tôm ăn để công nhân dành thời gian quan sát, kiểm tra hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm, giám sát chất lượng nước để có các điều chỉnh thích hợp và kịp thời
- Góp phần đảm bảo an toàn sinh học cho toàn bộ hệ thống, thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát, thu thập số liệu về vụ nuôi.
Vận hành máy nuôi tôm cho ăn tự động
Máy cho ăn tự động hiện sử dụng phổ biến trong nghề nuôi tôm được thiết kế đơn giản, gồm có: Thùng chứa thức ăn làm bằng nhựa hoặc inox kết nối với bộ phát tán thức ăn dạng ống hình chữ thập. Bộ phát tán này xoay được nhờ vào một motor khoảng 0,5 CV. Khi motor hoạt động, thức ăn từ thùng chứa theo ống dẫn rơi vào trung tâm của bộ phát tán thức ăn. Nhờ lực quay ly tâm, các hạt thức ăn bắn ra ngoài về 4 hướng. Khi tốc độ của motor đạt mức cao nhất, thức ăn sẽ bắn xa nhất. Lúc motor giảm tốc, thức ăn sẽ rơi gần vị trí đặt máy hơn. Bán kính của vùng rải thức ăn dao động 4 - 15 m, phụ thuộc vào kích thước hạt thức ăn và tốc độ của motor. Thức ăn có cỡ hạt càng lớn, càng văng xa.

Motor của máy cho ăn tự động được vận hành nhờ một bộ điều khiển điện tử, cho phép người sử dụng lập trình hoạt động của máy qua 2 thông số: thời gian nghỉ (tính bằng phút) và thời gian chạy (tính bằng giây). Nhờ đó, máy có thể cho ăn vào bất cứ giờ nào người nuôi tôm muốn. Về nguyên tắc, muốn tăng lượng thức ăn thì ta có thể giảm thời gian nghỉ hoặc tăng thời gian chạy. Để quyết định tăng hay giảm lượng thức ăn đưa xuống ao, người nuôi đặt một nhá kiểm tra cách vị trí đặt máy khoảng 2 - 4 m và không cần cho thức ăn vào nhá. Kiểm tra nhá mỗi 60 hoặc 120 phút. Nếu thấy ít thức ăn trong nhá, thì giảm thời gian nghỉ của máy. Ngược lại, khi thấy trong nhá còn nhiều thức ăn thì tăng thời gian nghỉ của máy. Các yếu tố khác cần xem xét khi điều chỉnh thời gian nghỉ của máy là sức của khỏe tôm, điều kiện thời tiết và chất lượng nước ao.
Cơ chế hoạt động
Với một ao nuôi có diện tích 3.000 - 4.000 m2, thường chỉ cần sử dụng 1 máy cho ăn tự động, đặt phía sau một giàn quạt nước có công suất đủ lớn khoảng 10 - 12 m. Lý do là tôm thẻ chân trắng thường tập trung ở khu vực giàu ôxy hòa tan và dòng chảy hình thành nhờ giàn quạt nước sẽ giúp phát tán thức ăn đi xa hơn. Tôm thẻ chân trắng rất tích cực tìm mồi; chúng bắt mồi ngay trong tầng nước khi đang bơi lội, rất ít khi để hạt thức ăn chìm xuống đáy. Máy cho ăn tự động, tuy vậy chỉ có thể sử dụng từ ngày thứ 25 của vụ nuôi trở đi. Thời gian đầu khi lượng thức ăn còn ít và kích thước hạt quá nhỏ, việc sử dụng máy cho ăn tự động không phù hợp.

Khuyến cáo sử dụng máy
Khi sử dụng máy cho ăn tự động, người nuôi cần lưu ý một số điểm quan trọng . Thứ nhất, nếu ao có kích thước lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều hơn 1 máy thì các máy này phải được cài đặt theo cùng một chế độ, đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động, giúp phát tán thức ăn đều trong ao. Thứ hai, chỉ nên cho máy hoạt động ban ngày. Ban đêm, tôm đói sẽ tìm bắt thức ăn tự nhiên. Nếu cho máy hoạt động vào ban đêm thì có thể làm giảm hàm lượng ôxy hòa tan, gây stress cho tôm. Thứ ba, khi đàn tôm nuôi trong ao có kích thước không đồng đều thì cần cho tôm ăn bằng tay, kiểm tra nhá vài ngày để xác định chính xác lượng thức ăn cần thiết rồi mới sử dụng máy cho ăn tự động.
Để chất lượng nước ao nuôi đạt ngưỡng tối ưu trong suốt mùa vụ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, kích thích tăng trưởng nhanh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp cho ăn của mỗi người nuôi. Máy cho ăn tự động sẽ là lựa chọn phù hợp, tự động hóa trong việc cho ăn, giúp người nuôi tiết kiệm thời gian và nhân lực trong quá trình vận hành quy trình nuôi suốt vụ mùa.
Read More

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

MQTT là gì và những ứng dụng của MQTT vào IOT

tháng 9 24, 2019 0
MQTT là gì ?
MQTT = Message Queue Telemetry Transport

Đây là một giao thức truyền thông điệp (message) theo mô hình publish/subscribe (xuất bản – theo dõi), sử dụng băng thông thấp, độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong điều kiện đường truyền không ổn định.
MQTT là một giao thức nhắn tin gọn nhẹ được thiết kế để liên lạc nhẹ giữa các thiết bị và hệ thống máy tính. MQTT được thiết kế ban đầu cho các mạng SCADA trong các nhà máy sản xuất và ứng dụng băng thông thấp, MQTT đã trở nên phổ biến gần đây do sự phát triển của Internet-of-Things (IoT).

Kiến trúc mức cao (high-level) của MQTT gồm 2 phần chính là Broker và Clients.
Trong đó, broker được coi như trung tâm, nó là điểm giao của tất cả các kết nối đến từ client. Nhiệm vụ chính của broker là nhận mesage từ publisher, xếp các message theo hàng đợi rồi chuyển chúng tới một địa chỉ cụ thể. Nhiệm vụ phụ của broker là nó có thể đảm nhận thêm một vài tính năng liên quan tới quá trình truyền thông như: bảo mật message, lưu trữ message

Client thì được chia thành 2 nhóm là publisher và subscriber. Client là các software components hoạt động tại edge device cho nên chúng được thiết kế để có thể hoạt động một cách linh hoạt. Client chỉ làm ít nhất một trong 2 việc là publish các message lên một topic cụ thể hoặc subscribe một topic nào đó để nhận message từ topic này



MQTT Clients tương thích với hầu hết các nền tảng hệ điều hành hiện có: MAC OS, Windows, LInux, Androids, iOS…
Các bạn có thể tưởng tượng broker giống như một sạp báo. Publisher là các tòa soạn báo. Tòa soạn in báo và chuyển cho sạp báo. Người đọc báo đến sạp báo, chọn tờ báo mình cần đọc còn gọi là subscriber
Bởi vì giao thức này sử dụng băng thông thấp trong môi trường có độ trễ cao nên nó là một giao thức lý tưởng cho các ứng dụng M2M tức là machine to machine
Ưu điểm của MQTT là gì?
Giao thức MQTT cho phép hệ thống SCADA của bạn truy cập dữ liệu IoT. MQTT và mang lại nhiều lợi ích mạnh mẽ cho quy trình sản xuất của bạn:
  • Chuyển thông tin hiệu quả hơn
  • Tăng khả năng mở rộng
  • Giảm đáng kể tiêu thụ băng thông mạng
  • Giảm tốc độ cập nhật xuống giây
  • Rất phù hợp cho điều khiển và do thám
  • Tối đa hóa băng thông có sẵn
  • Chi phí cực nhẹ
  • Rất an toàn với bảo mật dựa trên sự cho phép
  • Được sử dụng bởi ngành công nghiệp dầu khí, Amazon, Facebook và các doanh nghiệp lớn khác
  • Tiết kiệm thời gian phát triển
  • Giao thức publish/subscribe thu thập nhiều dữ liệu hơn với ít băng thông hơn so với giao thức cũ
Publish, subscribe
Trong một hệ thống sử dụng giao thức MQTT, nhiều node trạm ( gọi là mqtt client – gọi tắt là client ) kết nối tới một MQTT server ( gọi là broker ). Mỗi client sẽ đăng ký một vài kênh ( goi là topic ), ví dụ như “/client1/channel1”, “/client1/channel2”. Quá trình đăng ký này gọi là “subscribe”, giống như chúng ta đăng ký nhận tin trên một kênh Youtube vậy. Mỗi client sẽ nhận được dữ liệu khi bất kỳ trạm nào khác gởi dữ liệu và kênh đã đăng ký. Khi một client gởi dữ liệu tới kênh đó, gọi là “publish”.

QoS
Ở đây có 3 tuỳ chọn QoS ( Qualities of service ) khi “publish” và “subscribe”:
  • QoS0 Broker/client sẽ gởi dữ liệu đúng 1 lần, quá trình gởi được xác nhận bởi chỉ giao thức TCP/IP, giống kiểu đem con bỏ chợ.
  • QoS1 Broker/client sẽ gởi dữ liệu với ít nhất 1 lần xác nhận từ đầu kia, nghĩa là có thể có nhiều hơn 1 lần xác nhận đã nhận được dữ liệu.
  • QoS2 Broker/client đảm bảm khi gởi dữ liệu thì phía nhận chỉ nhận được đúng 1 lần, quá trình này phải trải qua 4 bước bắt tay.


Một gói tin có thể được gởi ở bất kỳ QoS nào, và các client cũng có thể subscribe với bất kỳ yêu cầu QoS nào. Có nghĩa là client sẽ lựa chọn QoS tối đa mà nó có để nhận tin. Ví dụ, nếu 1 gói dữ liệu được publish với QoS2, và client subscribe với QoS0, thì gói dữ liệu được nhận về client này sẽ được broker gởi với QoS0, và 1 client khác đăng ký cùng kênh này với QoS 2, thì nó sẽ được Broker gởi dữ liệu với QoS2.
Một ví dụ khác, nếu 1 client subscribe với QoS2 và gói dữ liệu gởi vào kênh đó publish với QoS0 thì client đó sẽ được Broker gởi dữ liệu với QoS0. QoS càng cao thì càng đáng tin cậy, đồng thời độ trễ và băng thông đòi hỏi cũng cao hơn.

Read More

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Hướng dẫn lắp bộ điều khiển từ xa cho quạt

tháng 9 22, 2019 6
Bài viết này Thachdt sẽ hướng dẫn các bạn biến quạt thường thành quạt điều khiển từ xa với đầy đủ chức năng như bật tắt quạt từ xa , hẹn giờ tắt quạt , thay đổi tốc độ quạt từ xa , bật tắt chế độ gió tự nhiên , bật tắt tuốc năng với mạch điều khiển quạt từ xa như hình dưới của Thachdt


Link bán sản phẩm trên shopee : ( đang cập nhật )
Link bán sản phẩm trên tiki : ( đang cập nhật )
Facebook : https://www.facebook.com/thachdientu/
Điện thoại đặt mua bo mạch này : 0901965800



Bộ điều khiển từ xa quạt học lệnh

Chức năng :
  + Điều khiển bật tắt quạt từ xa
  + Điều khiển thay đổi tốc độ quạt từ xa
  + Điều khiển hẹn giờ tắt quạt từ xa từ 1h - 2h - 4h - 6h ( có tiếng bíp báo để nhận biết )
  + Điều khiển bật tắt chế độ gió tự nhiên ( túc là khi bật chế độ này mức gió sẽ được thay đổi tự động lúc mạnh lúc yếu giống như gió tự nhiên ) chức năng này chỉ sử dụng được với tay điều khiển hồng ngoại mitsubishi trong hình
  + Điều khiển từ xa tuốc năng ( nếu quạt có tuốc năng điều khiển bằng động cơ điện như quạt treo tường chẳng hạn )
  + Ngoài các chức năng điều khiển từ xa bằng remote thì bất cứ quạt nào khi lắp mạch này sẽ vẫn giữ được chức năng bật tắt quạt hoặc thay đổi tốc độ gió của quạt trên bàn phím cơ cũ của quạt ( xem trong sơ đồ đấu nối và video trong bài viết )

Video lắp mạch điều khiển quạt :




Đây là loại board học lệnh ngoài remote điều khiển hồng ngoại mitsubishi thì board có thể học lênh và nhớ được thêm 3 tay remote điều khiển khác , có thể sử dụng remote RF 315Mhz hoặc bất cứ remote hồng ngoại nào cũng đều được ( xem video trong bài viết ) , như vậy board này có thể sử dụng được với 4 tay remote khác nhau






Sơ đồ đấu nối board với quạt

Read More

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Những hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay

tháng 9 16, 2019 0

1. Xử lý nước thải là gì?

Xử lý nước thải là một quá trình để loại bỏ chất bẩn, chất ô nhiễm ra khỏi nước thải ( nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải 
bệnh viện ... ) nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn nước thải đã được xử lý. Xử lý nước thải có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau như: vật lý, hoá học, sinh học - Tuỳ vào từng loại nước thải mà việc áp dụng công nghệ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.



2. Quy trình xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường là việc làm cần thiết đối với bất cứ cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân nào. Việc xử lý nước thải bao gồm rất nhiều công đoạn như hóa học, vật lý, sinh học xảy ra.

Các quá trình này có tác dụng thúc đẩy việc cải thiện chất lượng nước, giúp giảm thiểu tối đa hàm lượng độc hại thải ra môi trường để có thể sử dụng lại và không gây ô nhiễm. Dưới đây là một số công đoạn của các hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay
  • Điều lưu và trung hòa
  • Keo tụ, tạo bông cặn và kết tủa
  • Tuyển nổi
  • Xử lý sinh học hiếu khí
  • Lắng
  • Xử lý cấp 3 (Lọc, hấp phụ, trao đổi ion)






3. Các hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay

Để đạt được hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí nhất trong quá trình xử lý nước thải, trong bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những hệ thống xử lý nước thải, từ đó để bạn áp dụng vào doanh nghiệp của mình sao cho hiệu quả cao nhất.

3.1. Xử lý nước thải bằng hệ thống điều lưu

Điều lưu là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát các biến động về đặc tính của nước thải nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý kế tiếp. Quá trình điều lưu được tiến hành bằng cách trữ nước thải lại trong một bể lớn, sau đó bơm định lượng chúng vào các bể xử lý kế tiếp.

Hệ thống bể điều lưu xử lý nước thải

Hình ảnh Hệ thống bể điều lưu xử lý nước thải trong công nghiệp
Quá trình điều lưu được sử dụng để:
  • Điều chỉnh sự biến thiên về lưu lượng của nước thải theo từng giờ trong ngày.
  • Tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn trong các bể xử lý sinh học.
  • Kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh học, hóa học sau đó.
  • Khả năng chứa của bể điều lưu cũng góp phần giảm thiểu các tác động đến môi trường do lưu lượng thải được duy trì ở một mức độ ổn định.
  • Ngoài ra, bể điều lưu còn là nơi cố định các độc chất đối với quá trình xử lý sinh học làm cho hiệu suất của quá trình này tốt hơn.

3.2. Xử lý nước thải bằng hệ thống trung hoà

Nước thải thường có pH không thích hợp cho các quá trình xử lý sinh học hoặc thải ra môi trường. Do đó, nó cần phải được trung hòa. Có nhiều cách để tiến hành quá trình trung hòa:

- Trộn lẫn nước thải có pH acid và nước thải có pH bazơ: Bằng cách trộn lẫn hai loại nước thải có pH khác nhau, chúng ta có thể đạt được mục đích trung hòa. Quá trình này đòi hỏi bể điều lưu đủ lớn để chứa nước thải.

- Trung hòa nước thải Acid: người ta thường cho nước thải có pH acid chảy qua một lớp đá vôi để trung hoà; hoặc cho dung dịch vôi vào nước thải, sau đó vôi được tách ra bằng quá trình lắng.

- Trung hòa nước thải kiềm: bằng các acid mạnh (lưu ý đến tính kinh tế). CO2 cũng có thể dùng để trung hòa nước thải kiềm, khi sục CO2 vào nước thải, nó tạo thành acid carbonic và trung hòa với nước thải.


Hình ảnh mình họa - Xử lý nước thải bằng bể trung hoà

3.3. Xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn

Hai quá trình hóa học này kết tụ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo để tạo nên những hạt có kích thước lớn hơn. Nước thải có chứa các hạt keo có mang điện tích (thường là điện tích âm).

Chính điện tích của nó ngăn cản không cho nó va chạm và kết hợp lại với nhau làm cho dung dịch được giữ ở trạng thái ổn định. Việc cho thêm vào nước thải một số hóa chất (phèn, ferrous chloride…) làm cho dung dịch mất tính ổn định và gia tăng sự kết hợp giữa các hạt để tạo thành những bông cặn đủ lớn để có thể loại bỏ bằng quá trình lọc hay lắng cặn.

Các chất keo tụ thường được sử dụng là muối sắt hay nhôm có hóa trị 3.
Các chất tạo bông cặn thường được sử dụng là các chất hữu cơ cao phân tử như polyacrilamid. Việc kết hợp sử dụng các chất hữu cơ cao phân tử với các muối vô cơ cải thiện đáng kể khả năng tạo bông cặn.

3.4.  Xử lý nước thải bằng hệ thống kết tủa

Kết tủa là phương pháp thông dụng nhất để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi nước thải. Thường các kim loại nặng được kết tủa dưới dạng hydroxide. Do đó, để hoàn thành quá trình này người ta thường cho thêm các base vào nước thải để cho nước thải đạt đến pH mà các kim loại nặng cần phải loại bỏ có khả năng hòa tan thấp nhất.

Thường trước quá trình kết tủa, người ta cần loại bỏ các chất ô nhiễm khác có khả năng làm cản trở quá trình kết tủa. Quá trình kết tủa cũng được dùng để khử phosphate trong nước thải.

3.5. Ứng dụng công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải

Quá trình này dùng để loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt nước thải như dầu, mỡ, chất rắn lơ lửng. Trong bể tuyển nổi người ta còn kết hợp để cô đặc và loại bỏ bùn.

Đầu tiên nước thải, hay một phần của nước thải được tạo áp suất với sự hiện diện của một lượng không khí đủ lớn. Khi nước thải này được trả về áp suất tự nhiên của khí quyển, nó sẽ tạo nên những bọt khí. Các hạt dầu, mỡ và các chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với các bọt khí và với nhau để nổi lên trên và bị một thanh gạt tách chúng ra khỏi nước thải.
Sử dụng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải

Sử dụng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải

3.6.  Bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp

Quá trình lắng áp dụng sự khác nhau về tỉ trọng của nước, chất rắn lơ lửng và các chất ô nhiễm khác trong nước thải để loại chúng ra khỏi nước thải. Đây là một phương pháp quan trọng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng.
Bể lắng thường có dạng chữ nhật hoặc hình tròn.

Đối với dạng bể lắng hình chữ nhật ở đáy bể có thiết kế thanh gạt bùn theo chiều ngang của bể, thanh gạt này chuyển động về phía đầu vào của nước thải và gom bùn về một hố nhỏ ở đây, sau đó bùn được thải ra ngoài.

Có hai loại bể lắng hình tròn:
  • Loại 1 nước thải được đưa vào bể ở tâm của bể và lấy ra ở thành bể
  • Loại 2 nước thải được đưa vào ở thành bể và lấy ra ở tâm bể.
  • Loại bể lắng hình tròn có hiệu suất cao hơn loại bể lắng hình chử nhật.
Quá trình lắng còn có thể kết hợp với quá trình tạo bông cặn khi đưa thêm vào một số hóa chất xử lý nước thải để cải thiện rõ rệt hiệu suất lắng.

Read More

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Cảm biến phát hiện vật cản hồng ngoại

tháng 9 10, 2019 0

Chào các bạn hôm nay mình tiếp tục chia sẽ với các bạn nguyên lý mạch cảm biến phát hiện vật cản dùng tia hồng ngoại dùng trong các thiết bị điện dân dụng như vòi nước rửa tay tự động , chống trộm hay trong công nghiệp như cảm biến đếm sản phẩm và trong cuộc thi robocon như cảm biến dò đường .v.v

Nguyên lý của mạch này như sau : mắt phát hồng ngoại sẽ phát ra sóng ánh sáng có bước sóng hồng ngoại , ở mắt thu bình thường thì có nội trở rất lớn (khoảng vài trăm kilo ôm ) , khi mắt thu bị tia hồng ngoại chiếu vào thì nội trở của nó giảm xuống ( khoảng vài chục ôm). Lợi dụng nguyên lý này người ta đã chế tạo ra các cảm biến hồng ngoại ( IR )

Link mạch https://drive.google.com/file/d/1PmYhaT15Fe97V3lKLwyQijYrcQI0m972/view?usp=sharing
Mật khẩu giải nén file : www.220von.com

Hình sau biểu diễn nguyên lí làm việc của cảm biến  :
Nguyên lí làm việc


Bây giờ mình sẽ đi vào phần mạch cảm biến :
 
Sơ đồ mạch
Ở sơ đồ này mình sử dụng nguồn cấp 5V DC, ở đầu ra dùng relay nên cho dòng tải ra rất lớn khoản 10A nên rất thuận tiện cho việc đấu thẳng động cơ vào mà không cần qua mạch khuếch đại trung gian
Trong sơ đồ có một biến trở phục vụ cho việc chỉnh độ nhạy của cảm biến và khoản cách của cảm biến
Các loại linh kiện và giá trị từng linh kiện điều được chú thích trong sơ đồ
Cảm biến này mình không sử dụng sóng mang 38khz nên khoản cách phát hiện vật cản chỉ tầm 5cm trở lại thôi , ở bài chia sẻ sau mình sẽ hướng dẫn tăng khoản cách cảm biến lên vài mét

Ảnh mạch thực tế :
thachdt.com

 mình sử dụng linh kiện dán SMD nên phần lớn linh kiện nằm ở mặt dưới của mạch

Read More

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Lò vi sóng có gây ung thư không ?

tháng 9 02, 2019 0

Lò vi sóng và ung thư – chuyện không có tranh cãi


Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng dễ bị hiểu lầm là có hại, nhất là với những người không hiểu về cách hoạt động của nó. Một số nguồn tin cho rằng lò vi sóng sinh ra phóng xạ và biến thực phẩm thành nguồn gây ung thư. Hiểu đúng về lò vi sóng sẽ giúp bạn phân biệt được thông tin nào là đúng, và có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng sản phẩm này.

1. Cách hoạt động của lò vi sóng

1.1.      Vi sóng là sóng điện từ

Lò vi sóng đun nóng thức ăn bằng năng lượng của sóng điện từ.
Sóng điện từ là loại sóng có cùng bản chất với ánh sáng mà chúng ta thấy bằng mắt thường hằng ngày, hay nói chính xác hơn là ánh sáng thấy được (ánh sáng khả kiến) chính là một loại sóng điện từ.
Khoa học chia sóng điện từ ra thành nhiều loại, dựa trên bước sóng của chúng, hay nói một cách dễ hiểu là dựa trên năng lượng mà chúng mang theo.
Theo đó, năng lượng của các loại sóng điện từ theo chiều tăng dần là:
sóng radio < vi sóng (vi ba) < hồng ngoại < khả kiến < cực tím < tia X < tia gamma
Trong đó:

  • Sóng radio thường được dùng để truyền tín hiệu vô tuyến, như radio, TV.
  • Vi ba (vi sóng) thường được dùng trong lò vi sóng (lò vi ba), truyền tín hiệu vô tuyến như điện thoại, sóng wifi. Có một số nguồn phân loại vi ba thuộc sóng radio.
  • Sóng hồng ngoại thường được dùng để truyền tín hiệu của điều kiển TV, cũng là một cách phát nhiệt của vật nóng.
  • Sóng khả kiến là cái mà mắt chúng ta đang dùng để nhìn thấy mọi vật xung quanh. Cầu vồng chính là hiện tượng cho thấy đầy đủ tất cả các sóng khả kiến.
  • Tia cực tím thường được dùng để soi tiền giả, hay nói cách khác là kích hoạt phát huỳnh quang. Tia cực tím cũng chính là tác nhân gây ung thư da có trong ánh nắng mặt trời.
  • Tia X thường được dùng để chụp ảnh X quang.
  • Tia gamma thường được dùng để điều trị ung thư.

1.2.      Vi sóng không phải là tia phóng xạ

Một số nguồn tin không chính thống cho rằng vi sóng là một loại tia phóng xạ. Điều này hoàn toàn sai về bản chất.
Phóng xạ, một cách gần đúng, là loại năng lượng phát ra do sự phân rã hạt nhân nguyên tử. Có nhiều loại tia phóng xạ, trong đó có tia X và tia gamma.
Các tia phóng xạ thường có năng lượng rất cao. Thực nghiệm cho thấy sự phân rã hạt nhân không phóng ra tia vi sóng, loại sóng có năng lượng còn thấp hơn tia hồng ngoại mà mỗi người chúng ta đều đang phát ra. Hơn nữa, vi sóng cũng không đủ mạnh để kích thích sự phân rã của hạt nhân đồng vị không bền (nếu có) trong không khí trong lòng lò lúc hoạt động. Do đó, nói lò vi sóng là lò phóng xạ là không có cơ sở khoa học.
Cần phải làm rõ rằng, vấn đề vi sóng có phải là tia phóng xạ hay không, cũng như lò vi sóng có tạo ra tia phóng xạ hay không, câu trả lời đã rõ ràng trong giới khoa học từ lâu rằng: Không. Hiện đã không còn tranh luận nào về việc này nữa.

1.3.      Vi sóng làm nóng nước, đường và chất béo, qua đó làm nóng thực phẩm

Cách hoạt động của lò vi sóng, nói một cách đơn giản, là tác động lên phân tử nước (và một số phân tử không đối xứng về mặt điện tích, trong đó có chất béo và đường), làm “rung” các phân tử này, từ đó tạo ra nhiệt, giống như cách mà bạn chà xát 2 vật gì đó với nhau ở tần số rất cao.
Bạn có thể dễ dàng kiểm chứng điều này bằng cách bỏ vào lò vi sóng 1 tờ giấy khô và 1 tờ giấy thấm nước, quay cùng một khoảng thời gian, và bạn sẽ thấy là tờ giấy ướt nóng hơn tờ giấy khô rất nhiều; đơn giản là vì vi sóng chỉ là nóng nhanh ở đâu có nước.
Vi sóng không đủ năng lượng để bẻ gãy liên kết hoá học nào trong phân tử nước, cũng như bất kì phân tử nào. Ngay cả tia hồng ngoại, loại sóng điện từ có năng lượng cao hơn vi sóng, cũng không đủ năng lượng để làm việc đó.

2.    Lợi ích của lò vi sóng

Lợi ích lớn nhất của lò vi sóng chính là khả năng bảo quản giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Có 3 yếu tố cơ bản để đánh giá mức độ bảo quản giá trị dinh dưỡng của thực phẩm qua một phương pháp chế biến, đó là:
  • Thời gian nấu càng ngắn.
  • Càng ít chất lỏng (chủ yếu là nước) trong quá trình chế biến.
  • Nhiệt độ chế biến càng thấp.
Một cách tổng quát, lò vi sóng hội đủ 3 yếu tố trên, so với các phương pháp chế biến thông thường.
Hơn nữa, vì vi sóng làm nóng những nơi có nước, nên có thể coi đây là một cách “hấp” thực phẩm từ cả bên trong, chứ không đơn thuần là từ ngoài vào trong như các phương pháp thông thường.
Rất nhiều những nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng lò vi sóng bảo quản được tương đương, hoặc nhiều chất dinh dưỡng hơn các phương pháp cổ điển như hấp, luộc, chiên, xào, nướng. Tác dụng này thể hiện rõ ràng nhất với những chất tan trong nước mà dễ bị phá huỷ bởi nhiệt như vitamin C, vitamin B, một số hợp chất chống oxy hoá và chất chứa sulfur có khả năng chống ung thư.

3.    Bí ẩn về tác hại của lò vi sóng: đúng và sai

3.1.      Lò vi sóng có thể gây phỏng

Đúng.
Vì vi sóng làm nóng nước rất nhanh, trong khi cơ thể chúng ta ở đâu cũng có nước, nên hiển nhiên, nếu bị chiếu vi sóng trực tiếp một thời gian đủ lâu, chúng ta sẽ bị phỏng.
Nhưng, lò vi sóng đã được thiết kế để đảm bảo rằng lượng vi sóng thoát ra là hầu như bằng không, không đủ để gây tác hại đáng kể cho người.
Lưu ý rằng, mặc dù mỗi lần lò vi sóng hoạt động, bạn thấy có ánh sáng từ lò phát ra, nhưng đó thật sự không phải là vi sóng, mà chỉ là ánh sáng khả kiến để bạn nhận biết là lò có hoạt động hay không, vì bạn không thể nhìn thấy vi sóng. Việc ánh sáng khả kiến này lọt ra ngoài cửa lò không thể hiện được lò có rò rỉ vi sóng hay không.
Và thực tế là, gần như tất cả các ca ghi nhận phỏng do lò vi sóng, thật ra là phỏng trong lúc lấy đồ ăn nóng trong lò ra mà không để ý nhiệt độ của thức ăn, hoàn toàn không liên quan đến nguyên tắc làm việc của lò vi sóng.

3.2.      Khó điều chỉnh/kiểm soát nhiệt độ

Đúng.
Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của lò vi sóng. Do lò vi sóng chỉ làm nóng nhanh nơi có độ ẩm cao, do đó dễ tạo các cùng nóng cục bộ trong khi những nơi khô thì chưa kịp nóng.
Một điều cần lưu ý nữa là mặc dù chất béo và đường hấp thu vi sóng rất kém, nhưng do chúng dễ tăng nhiệt, nên cũng có thể bị đun nóng bởi vi sóng. Các thực phẩm chứa nhiều béo hoặc nhiều đường cũng cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, tránh để quá lâu trong lò, dễ bị mất nước, than hoá.

3.3.      Lò vi sóng biến đổi protein trong thực phẩm thành những chất khó tiêu hoá

Một nửa là sự thật
Sự biến đổi protein trong thực phẩm thành những dạng khác do nấu với vi sóng là hiển nhiên, và điều này đúng không chỉ với lò vi sóng mà với tất cả các phương pháp chế biến khác. Thậm chí, protein trong thực phẩm cũng sẽ biến đổi từ từ ngay cả khi bạn không làm gì cả, do hoạt động của vi khuẩn trong môi trường.
Nhưng điều đó không có nghĩa là các dạng biến đổi của protein sẽ gây khó tiêu. Chưa có bằng chứng khoa học nào đến nay cho thấy việc biến đổi protein do lò vi sóng sẽ gây khó tiêu hơn so với các phương pháp chế biến khác.
Mặc khác, sự biến đổi của protein bởi nhiệt, về bản chất, đôi khi còn giúp cơ thể dễ tiêu hoá các protein này hơn. Ví dụ điển hình là collagen trong các mô liên kết, đặc biệt là gân ở thịt động vật, một loại protein rất dài và bền về mặt vật lí, nhờ nhiệt độ để phân cắt mà các món như gân bò hầm sẽ dễ tiêu hoá hơn là gân bò sống.

3.4.      Lò vi sóng biến đổi thực phẩm thành chất gây ung thư

Đúng, nhưng chưa đủ
Việc sử dụng nhiệt để chế biến thực phẩm lúc nào cũng để lại nguy cơ sinh chất gây ung thư. Heterocyclic amines (HCAs) và các polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) là những chất phổ biến sinh ra từ thịt cơ của động vật trong suốt quá trình chế biến nhiệt, và không loại trừ lò vi sóng.
Nhưng một điều quan trọng cần nhớ rằng, các chất này sẽ sinh ra càng nhiều khi thực phẩm bị nấu càng lâu và với nhiệt độ càng cao. Điều này hoàn toàn là lợi thế của lò vi sóng, khi mà phương pháp này làm giảm thời gian nấu cũng như nhiệt độ nấu. Một nghiên cứu năm 2005 đã xác nhận điều này

3.5.      Lò vi sóng để lại phóng xạ trong thực phẩm và trong lò

Hoàn toàn sai
Chưa có một báo cáo khoa học nào chứng minh được điều này. Và đơn giản rằng, như đã nói ở trên, điều này là không thể, nếu hiểu được nguyên tắt làm việc của lò. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đã xác nhận điều này[13]. Và việc này từ lâu cũng đã không còn là tranh cãi giữa các nhà khoa học nữa.

4.    Cách hạn chế/loại trừ tác hại của lò vi sóng

4.1.      Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Mỗi loại lò có những điều kiện an toàn khác nhau. Do đó, việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để bảo đảm các biện pháp bảo vệ cần thiết là điều nên làm.
Quan trọng nhất: KHÔNG ĐỂ VẬT CHỨA KIM LOẠI TRONG LÒ.

Read More

Post Top Ad