2019-09-22 - thachdt

HOT

Post Top Ad

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

MQTT là gì và những ứng dụng của MQTT vào IOT

tháng 9 24, 2019 0
MQTT là gì ?
MQTT = Message Queue Telemetry Transport

Đây là một giao thức truyền thông điệp (message) theo mô hình publish/subscribe (xuất bản – theo dõi), sử dụng băng thông thấp, độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong điều kiện đường truyền không ổn định.
MQTT là một giao thức nhắn tin gọn nhẹ được thiết kế để liên lạc nhẹ giữa các thiết bị và hệ thống máy tính. MQTT được thiết kế ban đầu cho các mạng SCADA trong các nhà máy sản xuất và ứng dụng băng thông thấp, MQTT đã trở nên phổ biến gần đây do sự phát triển của Internet-of-Things (IoT).

Kiến trúc mức cao (high-level) của MQTT gồm 2 phần chính là Broker và Clients.
Trong đó, broker được coi như trung tâm, nó là điểm giao của tất cả các kết nối đến từ client. Nhiệm vụ chính của broker là nhận mesage từ publisher, xếp các message theo hàng đợi rồi chuyển chúng tới một địa chỉ cụ thể. Nhiệm vụ phụ của broker là nó có thể đảm nhận thêm một vài tính năng liên quan tới quá trình truyền thông như: bảo mật message, lưu trữ message

Client thì được chia thành 2 nhóm là publisher và subscriber. Client là các software components hoạt động tại edge device cho nên chúng được thiết kế để có thể hoạt động một cách linh hoạt. Client chỉ làm ít nhất một trong 2 việc là publish các message lên một topic cụ thể hoặc subscribe một topic nào đó để nhận message từ topic này



MQTT Clients tương thích với hầu hết các nền tảng hệ điều hành hiện có: MAC OS, Windows, LInux, Androids, iOS…
Các bạn có thể tưởng tượng broker giống như một sạp báo. Publisher là các tòa soạn báo. Tòa soạn in báo và chuyển cho sạp báo. Người đọc báo đến sạp báo, chọn tờ báo mình cần đọc còn gọi là subscriber
Bởi vì giao thức này sử dụng băng thông thấp trong môi trường có độ trễ cao nên nó là một giao thức lý tưởng cho các ứng dụng M2M tức là machine to machine
Ưu điểm của MQTT là gì?
Giao thức MQTT cho phép hệ thống SCADA của bạn truy cập dữ liệu IoT. MQTT và mang lại nhiều lợi ích mạnh mẽ cho quy trình sản xuất của bạn:
  • Chuyển thông tin hiệu quả hơn
  • Tăng khả năng mở rộng
  • Giảm đáng kể tiêu thụ băng thông mạng
  • Giảm tốc độ cập nhật xuống giây
  • Rất phù hợp cho điều khiển và do thám
  • Tối đa hóa băng thông có sẵn
  • Chi phí cực nhẹ
  • Rất an toàn với bảo mật dựa trên sự cho phép
  • Được sử dụng bởi ngành công nghiệp dầu khí, Amazon, Facebook và các doanh nghiệp lớn khác
  • Tiết kiệm thời gian phát triển
  • Giao thức publish/subscribe thu thập nhiều dữ liệu hơn với ít băng thông hơn so với giao thức cũ
Publish, subscribe
Trong một hệ thống sử dụng giao thức MQTT, nhiều node trạm ( gọi là mqtt client – gọi tắt là client ) kết nối tới một MQTT server ( gọi là broker ). Mỗi client sẽ đăng ký một vài kênh ( goi là topic ), ví dụ như “/client1/channel1”, “/client1/channel2”. Quá trình đăng ký này gọi là “subscribe”, giống như chúng ta đăng ký nhận tin trên một kênh Youtube vậy. Mỗi client sẽ nhận được dữ liệu khi bất kỳ trạm nào khác gởi dữ liệu và kênh đã đăng ký. Khi một client gởi dữ liệu tới kênh đó, gọi là “publish”.

QoS
Ở đây có 3 tuỳ chọn QoS ( Qualities of service ) khi “publish” và “subscribe”:
  • QoS0 Broker/client sẽ gởi dữ liệu đúng 1 lần, quá trình gởi được xác nhận bởi chỉ giao thức TCP/IP, giống kiểu đem con bỏ chợ.
  • QoS1 Broker/client sẽ gởi dữ liệu với ít nhất 1 lần xác nhận từ đầu kia, nghĩa là có thể có nhiều hơn 1 lần xác nhận đã nhận được dữ liệu.
  • QoS2 Broker/client đảm bảm khi gởi dữ liệu thì phía nhận chỉ nhận được đúng 1 lần, quá trình này phải trải qua 4 bước bắt tay.


Một gói tin có thể được gởi ở bất kỳ QoS nào, và các client cũng có thể subscribe với bất kỳ yêu cầu QoS nào. Có nghĩa là client sẽ lựa chọn QoS tối đa mà nó có để nhận tin. Ví dụ, nếu 1 gói dữ liệu được publish với QoS2, và client subscribe với QoS0, thì gói dữ liệu được nhận về client này sẽ được broker gởi với QoS0, và 1 client khác đăng ký cùng kênh này với QoS 2, thì nó sẽ được Broker gởi dữ liệu với QoS2.
Một ví dụ khác, nếu 1 client subscribe với QoS2 và gói dữ liệu gởi vào kênh đó publish với QoS0 thì client đó sẽ được Broker gởi dữ liệu với QoS0. QoS càng cao thì càng đáng tin cậy, đồng thời độ trễ và băng thông đòi hỏi cũng cao hơn.

Read More

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Hướng dẫn lắp bộ điều khiển từ xa cho quạt

tháng 9 22, 2019 6
Bài viết này Thachdt sẽ hướng dẫn các bạn biến quạt thường thành quạt điều khiển từ xa với đầy đủ chức năng như bật tắt quạt từ xa , hẹn giờ tắt quạt , thay đổi tốc độ quạt từ xa , bật tắt chế độ gió tự nhiên , bật tắt tuốc năng với mạch điều khiển quạt từ xa như hình dưới của Thachdt


Link bán sản phẩm trên shopee : ( đang cập nhật )
Link bán sản phẩm trên tiki : ( đang cập nhật )
Facebook : https://www.facebook.com/thachdientu/
Điện thoại đặt mua bo mạch này : 0901965800



Bộ điều khiển từ xa quạt học lệnh

Chức năng :
  + Điều khiển bật tắt quạt từ xa
  + Điều khiển thay đổi tốc độ quạt từ xa
  + Điều khiển hẹn giờ tắt quạt từ xa từ 1h - 2h - 4h - 6h ( có tiếng bíp báo để nhận biết )
  + Điều khiển bật tắt chế độ gió tự nhiên ( túc là khi bật chế độ này mức gió sẽ được thay đổi tự động lúc mạnh lúc yếu giống như gió tự nhiên ) chức năng này chỉ sử dụng được với tay điều khiển hồng ngoại mitsubishi trong hình
  + Điều khiển từ xa tuốc năng ( nếu quạt có tuốc năng điều khiển bằng động cơ điện như quạt treo tường chẳng hạn )
  + Ngoài các chức năng điều khiển từ xa bằng remote thì bất cứ quạt nào khi lắp mạch này sẽ vẫn giữ được chức năng bật tắt quạt hoặc thay đổi tốc độ gió của quạt trên bàn phím cơ cũ của quạt ( xem trong sơ đồ đấu nối và video trong bài viết )

Video lắp mạch điều khiển quạt :




Đây là loại board học lệnh ngoài remote điều khiển hồng ngoại mitsubishi thì board có thể học lênh và nhớ được thêm 3 tay remote điều khiển khác , có thể sử dụng remote RF 315Mhz hoặc bất cứ remote hồng ngoại nào cũng đều được ( xem video trong bài viết ) , như vậy board này có thể sử dụng được với 4 tay remote khác nhau






Sơ đồ đấu nối board với quạt

Read More

Post Top Ad